Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Ly dùng để uống rượu soju



Nhắc đến rượu soju người ta thường nghĩ ngay đến Hàn Quốc, cũng như khi nhắc đến sake của người Nhật Bản vậy, cho nên soju được ví như quốc hồn quốc túy của người Hàn, văn hóa uống soju của họ cũng là một nét độc đáo mà đi kèm với loại thức uống này cũng có rất nhiều cách pha chế và dụng cụ khác nhau vô cùng phong phú.


 Nói đến dụng cụ uống rượu soju của người Hàn Quốc xin giới thiệu sơ qua cho quý vị 1 số hình ảnh các dụng cụ, văn hóa cũng như cách uống đi kèm với loại rượu truyền thống này.





Lịch sử về rượu Soju



Soju được chưng cất lần đầu tiên vào khoảng năm 1300 sau Công Nguyên, vào thời kỳ Mông Cổ chiếm đóng Hàn Quốc. Người Mông Cổ đã chiếm được kỹ thuật chưng cất loại
Soju là một loại thức uống có cồn; nguồn gốc từ Hàn Quốc. Thành phần chính là gạo và hầu như luôn luôn kết hợp với những thành phần khác, như là lúa mì, lúa mạch, khoai lang, hoặc bột sắn hột. Soju có màu trong và có nồng độ cồn từ khoảng 20% đến khoảng 45%, loại nồng độ 20% là loại phổ biến nhất. Trái với sự hiểu sai của một số người, trong rượu soju không có chứa chất thuốc ướp xác. Vị của nó có thể so sánh với vodka, dù vị của nó thường hơi ngọt do có bổ sung thêm đường trong quá trình sản xuất.

Soju đôi khi bị nhầm lẫn với rượu gạo. Từ "rượu gạo" thông thường được dùng để chỉ rượu cheongju, một loại rượu của Hàn Quốc mà tương đương với sake.
Từ năm 1965 đến 1991, để giảm bớt tình trạng thiếu hụt gạo, chính phủ Hàn Quốc đã cấm việc áp dụng những phương pháp chưng cất rượu soju truyền thống từ lúa gạo tinh. Soju từ đấy được sản xuất chính thông qua việc pha loãng ethanol nguyên chất với nước và hương liệu. Phần lớn rượu soju rẻ tiền được sản xuất theo phương pháp này. Soju được sản xuất thông qua việc pha loãng từ ethanol được gọi là soju pha loãng, trong khi soju được sản xuất bằng phương pháp chưng cất từ lúa gạo thì được gọi là soju chưng cất. Chính phủ Hàn Quốc đã quy định nồng độ rượu soju pha loãng phải thấp hơn 35%. Hơn 3 triệu chai đã được tiêu thụ ở Nam Hàn trong năm 2004.

Do tính sẵn có của nguyên liệu và giá thấp so với các loại thức uống có cồn khác, soju đã trở thành một trong số những loại thức uống có cồn phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Tuy vậy, những thức uống khác như bia, whiskey, và rượu vang hiện đang ngày càng phổ biến trong những năm gần đây.

Cùng với những nhãn hiệu sản xuất hàng loạt; và phổ biến ở Hàn Quốc, cũng có nhiều vùng sản xuất soju nổi tiếng theo cách truyền thống. Rượu soju truyền thống được làm ở Andong là nổi tiếng nhất. Soju thường được uống trong những ly thấp nhỏ và dày.

Jinro là nhà máy sản xuất soju lớn nhất với khoảng 70 triệu thùng được bán ra vào năm 2004. Nhãn hiệu soju phổ biến nhất hiện nay là Chamilsul (nghĩa đen là: "giọt sương thật"), chiếm 1/4 thị phần, nhưng nhãn hiệu Cheo-um-cheo-reom (nghĩa đen là "như lần đầu tiên") của nhà máy Doosan đang tăng dần thị phần.

Lịch sử

Soju được chưng cất lần đầu tiên vào khoảng năm 1300 sau Công Nguyên, vào thời kỳ Mông Cổ chiếm đóng Hàn Quốc. Người Mông Cổ đã chiếm được kỹ thuật chưng cất loại rượu arak của người Ba Tư trong quá trình xâm lược Trung Á và Trung Đông vào khoảng năm 1256 sau Công Nguyên. Sau đó nó được đưa vào Hàn Quốc và những xưởng chưng cất rượu được xây dựng quanh thành phố Kaesong. Hiện nay, quanh vùng Kaesong, soju được gọi là ajak-ju.

Phong tục

Người Hàn Quốc uống rượu soju cùng nhau, chứ không uống một mình.
Người Hàn Quốc không luôn luôn tự rót vào ly của họ. Họ đợi người khác rót đầy ly cạn của mình. Những người khác thì mong được rót rượu, và họ hăng hái làm như vậy ngay khi họ nhìn thấy một ly cạn. Điều này được những người đàn ông Hàn Quốc giải thích rằng: nếu một người tự mình rót rượu thì sẽ lấy phải một người vợ không xinh đẹp.

Nếu một ly rượu không uống cạn hoàn toàn, nó sẽ không được rót đầy.

Nếu được người bề trên rót rượu, người có cấp bậc thấp hơn phải cầm ly bằng hai tay.
Tương tự, khi rót rượu cho người bề trên, người có địa vị thấp hơn phải cầm chai bằng hai tay.
Nếu một người lớn tuổi hơn trao một ly cạn (luôn luôn là ly của họ) đến cho bạn, có nghĩa là người đó sắp rót đầy ly và muốn bạn uống. Bạn không phải uống cạn ly, nhưng ít nhất bạn phải làm như bạn đang uống ("nhấp môi" cũng được chấp nhận). 
Và nếu bạn uống cạn ly, bạn phải trả ly lại cho người đó. Bạn không cần phải trả lại ngay, nhưng giữ ly trong một thời gian dài thì bị xem như khiếm nhã.

Người Hàn Quốc nói "원샷!" (one shot!) (Một hơi luôn nhé!) nghĩa là "cạn chén."
Khi uống rượu trước người lớn tuổi, bạn nên luôn luôn xoay lưng lại và sau đó mới uống.
Uống cạn một hơi trước mặt người lớn tuổi biểu hiện thái độ không tôn trọng.

Soju cocktail

Soju cocktail (hoặc là "Cocktail soju") đơn giản là pha soju với nước ngọt Sprite và nhiều loại syrô khác. Soju cocktail thường được giới trẻ ưa chuộng (đặc biệt là phụ nữ) vì họ cảm thấy rằng soju uống rất nặng. Loại soju cocktail phổ biến nhất là loại có vị chanh, được gọi là "soju chanh" ở Hàn Quốc. Công thức chung để pha chế "soju chanh" là pha trộn 1 phần soju với 2 phần Sprite và thêm bột chanh. Có nhiều loại soju cocktail, bao gồm cả soju táo, soju dưa hấu, soju sữa chua, soju xoài, và soju nho. Cũng như soju, các loại soju cocktail được uống trong những ly thấp nhỏ và dày.

Một loại cocktail mạnh hơn gọi là poktanju (nghĩa tiếng Anh: "bomb drink") bao gồm một ly soju đổ vào một Panh bia tươi (như loại cocktail Boilermaker) và uống nhanh. Một loại cocktail còn mạnh hơn gọi là suso poktanju (nghĩa tiếng Anh: "hydrogen bomb drink") được làm ngược lại: một ly bia tươi đổ vào một Panh soju.

Thức uống phổ biến của người Mỹ sống tại Hàn Quốc được gọi là "Red Dog" và "Ammo Bowl". Đây là những loại thức uống thường được chia sẻ bởi các thành viên trong nhóm. "Red Dog" được làm bằng cách pha 1 chai soju, 6 hũ sữa chua, 1 chai Chilsung Cider (tương tự Sprite). "Ammo Bowl" kết hợp từ soju, Kool-Aid, và đá lạnh trong một bát thép không gỉ; những thành viên trong nhóm thường rót vào những cốc to từ trong bát.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Cách uống rượu Soju Hàn Quốc

Soju cao cấp GREEN có nhiều cách uống đa dạng và phong phú: hâm nóng, uống lạnh hoặc pha cocktail


Giới thiệu:

Rượu Soju cao cấp Green là 1 loại thức uống có cồn, nguồn gốc từ Hàn Quốc, nặng hơn bia 1 chút nhưng lại nhẹ hơn so với các loại rượu khác như Whisky, Cognac, Vodlka… thành phần chính là ngũ cốc, có màu trong suốt và nồng độ cồn là 25 độ. Soju cao cấp Green có vị ngọt êm đậm đà, loại rượu này được làm từ nguồn nước thiên nhiên trong sạch và giàu khoáng chất ở tỉnh Gangwon. Soju cao cấp GREEN có nhiều cách uống đa dạng và phong phú: hâm nóng, uống lạnh hoặc pha cocktail.


Một số cách pha chế tham khảo:

Hâm nóng rượu soju:

Cách uống này phù hợp khi thời tiết se lạnh, chiết Soju cao cấp Green vào bình hâm nóng khoảng 250ml (tương đương 1 xị)cho vào lò viba hoặc ngâm trong nước nóng đến nhiệt độ lý tưởng khoảng 40-45 độ C
Lưu ý: Không nên cho cả chai vào để hâm nóng vì lúc đó sẽ không uống kịp rượu sẽ nguội lại làm giảm độ ngon.

Uống lạnh rượu soju:

Cách uống này làm tăng thêm vị đậm đà và ngon của rượu Soju cao cấp Green, cho rượu vào tủ lạnh ướp lạnh (hoặc cho khoảng 1/3 nước vào xô ngâm lạnh cho đá vào ngâm khoảng 10 đến 15 phút) khi cần cứ lấy ra dùng, khi dùng có thể pha thêm đá vào.
Ngoài ra, để thưởng thức các vị khác nhau của Soju cao cấp Green chúng ta có thể cho vào cốc Soju cao cấp Green 1 lát dưa leo, chanh, hoặc cam mỏng thì sẽ có được những cốc Soju với những mùi vị khác nhau và đậm đà hơn.

Soju cocktail:

Soju cocktail đơn giản là pha Soju cao cấp Green với nước ngọt Sprite (hoặc 7 up, Syrups mùi nho, táo,…) và nhiều loại syrô khác, Soju cocktail thường được giới trẻ ưa chuộng (đặt biệt là phụ nữ). Có rất nhiều loại Soju cocktail: Soju chanh, Soju táo, Soju dưa hấu, Soju sữa chua, Soju xoài, và soju nho…
Soju cocktail phổ biến nhất là soju chanh cách pha rất đơn giản cho 1 phần soju với 2 phần nước ngọt sprite và thêm bột chanh để tăng thêm hương vị hoặc không.

Soju cocktail Green Bạc Hà:

10 ml syrô bạc hà
90 ml rượu Soju Green
1 ly cao 330ml (highbow 330ml)
Nước ngọt Sprite (hoặc 7 up)
Cho đá vào đầy ly, rót 90ml rượu Soju Green vào ly tiếp theo cho vào 10ml syrô bạc hà khuấy đều hỗn hợp trên rồi cho nước ngọt sprite vào đầy ly khuấy đều 1 lần nữa. Trang trí ly cocktail Soju Green bạc hà bằng lát chanh hoặc lá bạc hà.

Soju cocktail Green Special:

Dâu tây: 4 quả
Cam: 60 ml
Đường: 4 muỗng (20 ml)
Syrô dâu: 5 ml
Xay dâu cam đường thành hỗn hợp, cho hỗn hợp + Syrô dâu + đá vào Sack (dụng cụ để pha cocktail), lắc đều hỗn hợp, lượt lấy đá ra cho hỗn hợp vào ly dùng lạnh.

Soju Green táo

1 trái táo đỏ,
2 cốc Soju cao cấp Green,
5 cốc nước khoáng
8 lát chanh tươi.

Đầu tiên, bạn cắt 1 quả táo đỏ thành sợi như que diêm, rồi trộn với rượu Soju cao cấp Green, đậy nắp để táo ngấm rượu rồi ướp lạnh khoảng 30 phút.
Tiếp theo kiếm 8 cái ly thủy tinh cho vào ½ ly đá viên rót tiếp ¼ cốc rượu Soju vào mỗi ly sắp táo lên trên. Thêm nước khoáng và trang trí bằng vài lát chanh tươi là bạn đã có 1 ly Soju cao cấp Green táo tuyệt vời.

Đây là món cho bạn cảm giác sảng khoái và ấm áp rất thích hợp cho tiệc đêm lãng mạn như giáng sinh, sinh nhật hay giao thừa.

Rượu gạo Jangsoo Makgeolli

Hợp chất gạo và men được chưng cất qua một bộ lọc rồi chảy vào một bình đất sét. Rượu makgeolli ngon thường có nhiều vị khác nhau như vị đắng, vị ngọt, vị chua và một số vị khác nữa. Đó là lý do tại sao makgeoli lại trở thành thứ đồ uống ưa thích. Nó có thể xua tan đi cơn khát của họ sau một ngày làm việc vất vả.


Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia Hàn Quốc cho biết đã phát hiện được chất chống ung thư Farnesol trong rượu gạo lên men truyền thống Jangsoo Makgeolli của Hàn Quốc.  Farnesol là một hợp chất được chứng minh có đặc tính chống khối u và chống vi khuẩn. Các phân tích cho biết lượng Farnesol trong rượu Makgeolli cao gấp 25 lần so với rượu vang và bia.

Một quan chức của Viện giải thích nếu một người uống hai lần một tuần, mỗi lần từ ba đến bốn cốc thì sẽ có khả năng chống được ung thư.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Văn hoá uống rượu soju của người Hàn

Thay vào đó, rượu phải được người khác rót cho mình. Việc làm này nhằm nâng cao sự cảm thông và tình bạn với nhau giữa những người trong bàn rượu.

Theo phong tục Hàn, việc cầm hai tay để đưa hay nhận một vật gì đó được xem là một hành động bày tỏ lòng kính trọng. Và theo đó, nếu ly của một người được một người ở vai bậc cao hơn chế rượu cho, thì người đó nên giữ ly bằng cả 2 tay. Và cũng vậy, nếu người trẻ rót rượu cho người lớn hơn, thì người rót rượu cũng phải cầm bình rượu bằng 2 tay. Phong tục này gần như có mặt tại mọi xã hội phương Đông không kể gì chỉ riêng ở người Hàn.

Khi rót rượu, tay phải giữ lấy bình rượu và tay trái đụng vào cổ tay phải; cách giữ bình rượu kiểu này nhằm giữ cho tay áo khỏi chạm bàn hay thức ăn trên bàn.

Tương tự, khi nhận ly rượu, để ly rượu nằm trong lòng bàn tay trái và dùng tay phải để giữ ly, có lẽ cúi đầu xuống chút đỉnh để tỏ lòng kính trọng. Bạn cũng có thể giữ ly rượu theo cùng cách khi chế rượu. Chế và nhận chỉ bằng tay phải thường được người lớn hơn, hay những người bằng nhau, tiếp đãi người khác trong các tình huống bình thường.
Người Đại Hàn thường nói "uống hết một hớp" (oneshot/ 원샷), đây là cách thách thức mọi người trong bàn uống hết ly rượu của họ bằng một hớp duy nhất.

Một ly rượu không được chế lại trừ phi đã được uống hết hoàn toàn và không được chế rượu vào ngay lập tức sau khi vừa mới uống xong; nếu ly người khác đã hết mà người trong bàn không châm thì việc đó được xem là bất kính.




Có những cách xử sự đặc biệt khi uống rượu với những người có địa vị xã hội cao hơn, thí dụ như người lớn tuổi hay có chức vị cao hơn. Khi uống rượu với người lớn tuổi, người trẻ phải xoay người sang phía khác để uống. Nếu uống ly rượu mặt đối diện với người lớn tuổi được xem như là bất kính. Nhưng gần đây, việc uống rượu đối mặt với người lớn tuổi, nhưng vẫn cầm bằng 2 tay khi uống, đã được hầu hết mọi người Hàn chấp nhận như một sự hài hòa trong xã hội và củng cố tình thân hữu giữa mọi người trong xã hội, bất kể nhóm tuổi nào trong xã hội.


Trong nhiều trường hợp, một bậc cao niên uống hết một ly rượu Soju với người bằng hoặc thấp vai vế hơn. Một người trẻ cũng có thể làm việc này với bậc trưởng thượng để kết chặt tình thân.




Đưa người khác một ly rượu không có nghĩa là người đó muốn mời người kia một ly rượu. Và người nhận ly rượu không bắt buộc phải uống ly rượu đó ngay lập tức, nhưng nó sẽ là điều bất lịch sự nếu người được mời để ly rượu xuống bàn mà không uống tí rượu nào trong ly.

Sau khi đã uống xong hết ly rượu, người uống nên đưa lại ly rượu và ly sẽ được chế đầy rượu lại. Không nhất thiết phải đưa ly rượu lại ngay lập tức, nhưng giữ ly quá lâu cũng là một việc làm không đúng đạo lý.

Với những người bạn cùng thứ bậc xã hội như nhau, thì việc cầm 2 tay châm hay nhận rượu là điều không cần thiết, nhưng cũng có thể xảy ra theo cách tự nhiên hay lịch sự với nhau, hay trong trường hợp lễ lộc.

Rượu gạo Hàn Quốc


Hợp chất gạo và men được chưng cất qua một bộ lọc rồi chảy vào một bình đất sét. Rượu makgeolli ngon thường có nhiều vị khác nhau như vị đắng, vị ngọt, vị chua và một số vị khác nữa. Đó là lý do tại sao makgeolli lại trở thành thứ đồ uống ưa thích. Nó có thể xua tan đi cơn khát của họ sau một ngày làm việc vất vả.




Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia Hàn Quốc cho biết đã phát hiện được chất chống ung thư Farnesol trong rượu gạo lên men truyền thống Jangsoo Makgeolli của Hàn Quốc.  Farnesol là một hợp chất được chứng minh có đặc tính chống khối u và chống vi khuẩn. Các phân tích cho biết lượng Farnesol trong rượu Makgeolli cao gấp 25 lần so với rượu vang và bia.

Một quan chức của Viện giải thích nếu một người uống hai lần một tuần, mỗi lần từ ba đến bốn cốc thì sẽ có khả năng chống được ung thư.

Các loại rượu Hàn Quốc tại Việt Nam


Sau đây là một số thông tin cơ bản về các dòng rượu Soju:

Soju Chum-Churum

Soju Chum-Churum của hãng LOTTE là một sản phẩm rượu Soju nổi tiếng. Thương hiệu này là sản phẩm bán chạy nhất ở Hàn Quốc. Mỗi chai Soju có thể tích 360 ml và nồng độ cồn là 19,5 độ.

Chum-Churum có nghĩa là “như lần đầu tiên” . Ý nghĩa của cái tên này rất thú vị: lần đầu của sự tinh khiết, lần đầu của cảm nhận. Công ty Lotte đã chọn hình ảnh của chim báo tiệp và chồi non để xây dựng nên logo của mình. Đối với người Hàn Quốc loài chim này mang tin lành đến còn chồi non là sự mới mẻ và khởi đầu.



Tập đoàn Lotte đã áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt bậc nhất nên Soju Chum-Churum ngày càng trở thành đồ uống nổi bật, phổ biến và là sự lựa chọn hàng đầu kể cả của phụ nữ  vì độ êm dịu và nồng độ cồn vừa phải. Tập đoàn Lotte có bí quyết pha chế với nước khoáng đã tinh chế nhưng vẫn giữ lại được nhiều thành phần khoáng chất và mang mùi vị vô cùng tinh khiết, rất thanh và có vị cay nhẹ, chính điều này làm nên sự khác biệt của Chum-Churum so với các dòng soju khác. Soju sẽ ngon hơn khi được lắc kỹ trước khi uống.

Soju Chamisul của hãng Jinro

Rượu Soju Chamisul là một sản phẩm rượu Soju truyền thống nổi tiếng và phổ biến nhất của hãng Jinro Hàn Quốc. Thương hiệu này là sản phẩm bán chạy nhất ở Hàn trong dòng sản phẩm rượu Soju.



Mỗi chai Soju có thể tích 375ml và nồng độ cồn là 19.8 độ, trong quá trình sản xuất đã được loại bỏ hết các độc tố có trong rượu qua lớp than tre, đảm bạo sự trong suốt và tinh khiết của loại rượu này. Sản phẩm này rất thích hợp cho cả phụ nữ trong các buổi liên hoan cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Rượu Soju Chamisul bao gồm nhiều thành phấn khoáng chất và mang mùi vị vô cùng tinh khiết, rất thanh và dịu. Rượu Soju này được lọc qua than tre. Đây là loại tre 3 tuổi được trồng trong một khu vực rất sạch, trong lành của núi Jiri và bờ biển phía nam của Hàn Quốc.
Vị ngọt nhẹ của Chamisul được làm từ chất làm ngọt tự nhiên của Phần Lan, mang lại vị ngọt thanh và tươi mát. Thêm vào đó, kỹ thuật chế biến Soju tiên tiến làm tăng thêm hiệu quả quá trình lọc qua than tre tự nhiên, mang lại vị tươi mới hơn nữa cho Chamisul.

Tất cả nguyên liệu để làm Soju Chamisul đều là hàng chất lượng cao nhất. Tất cả mọi quá trình nghiên cứu, chế biến loại Soju này đều được thực hiện chính xác nhằm mang lại hương vị tuyệt vời cho rượu. Ví dụ như chất lượng lúa mạch, nước suối nguồn trên núi, hay ngay cả vị trí địa lý nơi các cây tre dùng làm than được trồng.

Rượu gạo Jangsoo Makgeolli

Rượu gạo Jangsoo Makgeolli, là một loại nước uống có cồn của Hàn Quốc, được làm từ gạo, có màu đục sữa, vị ngọt. Thức uống này được chế biến bằng cách cho lên men hỗn hợp cơm gạo dẻo và nước, độ cồn 6%. Hợp chất gạo và men được chưng cất qua một bộ lọc. Rượu makgeolli ngon thường có nhiều vị khác nhau như vị đắng, vị ngọt, vị chua và một số vị khác nữa. Đó là lý do tại sao makgeoli lại trở thành thứ đồ uống ưa thích. Nó có thể xua tan đi cơn khát của họ sau một ngày làm việc vất vả.



Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia Hàn Quốc cho biết đã phát hiện được chất chống ung thư Farnesol trong rượu gạo lên men truyền thống Jangsoo Makgeolli của Hàn Quốc.  Farnesol là một hợp chất được chứng minh có đặc tính chống khối u và chống vi khuẩn. Các phân tích cho biết lượng Farnesol trong rượu Makgeolli cao gấp 25 lần so với rượu vang và bia.
Một quan chức của Viện giải thích nếu một người uống hai lần một tuần, mỗi lần từ ba đến bốn cốc thì sẽ có khả năng chống được ung thư.

RƯỢU SÂM CỦ HÀN QUỐC



Rượu Sâm Hàn Quốc  là một loại rượu đặc biệt được chiết xuất từ loại rượu gạo ngon ngâm với những củ sâm vùi sâu dưới lòng đất hơn 2000 ngày (6 năm tuổi).
Rượu Sâm Hàn Quốc không chỉ đơn thuần là một loại rượu, mà còn có tác dụng như một loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe.